Vải organza là vải gì? Gợi ý cách giặt và bảo quản đồ từ vải organza

0
GIỎ HÀNG
KIẾN THỨC THỜI TRANG

Vải organza là vải gì? Gợi ý cách giặt và bảo quản đồ từ vải organza

0 bình luận

Vải organza nhờ sở hữu nhiều đặc tính vượt trội nên được ứng dụng dùng nhiều trong ngành may mặc thời trang. Nếu bạn vẫn chưa biết vải organza là vải gì cũng như băn khoăn có nên mua các mẫu trang phục thì chất liệu này không. Hãy cùng Maison Online tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Xem ngay:

Vải kaki là gì? Có mấy loại, ưu/nhược điểm và cách phân biệt vải kaki

Vải voan là gì? Ưu nhược điểm và những điều bạn cần biết về vải voan

Vải nỉ là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải nỉ

I. Tìm hiểu về vải organza

1. Vải organza là vải gì?

Để trả lời cho câu hỏi vải organza là vải gì thì sau đây là một số thông tin tổng quát mà Maison Online dành cho bạn. Vải organza được biết tới là một loại vải dệt trơn, mềm mịn, mỏng từ chất liệu nylon hoặc polyester. Thời gian đầu khi mới xuất hiện trên thị trường thì vải organza làm chủ yếu từ lụa nên sẽ có giá thành đắt đỏ và không dành cho mọi đối tượng khách hàng.

Đến sau này khi vải trở nên phổ biến hơn thì các đơn vị trong ngành may mặc đã cải tiến để giảm chi phí gia công sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.  Với thành phần chính là keo và tơ tằm theo tỉ lệ 30:70 nên khi mặc bạn sẽ cảm thấy có lớp bông xù mỏng gần tương tự như giấy nhưng sẽ mềm mịn và tạo độ thoáng mát hơn.

Vải organza là vải gì?

Vải organza là vải gì?

2. Nguồn gốc của vải organza

Vải organza trước đây được sản xuất chủ yếu tại các nước Đông Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc. Với truyền thống xuất khẩu lụa, tơ tằm nổi tiếng thì hai quốc gia trên đã cung cấp thêm vải organza có liên quan từ các chất liệu có sẵn là tơ lụa. 

Đặc biệt là Trung Quốc với con đường Tơ lụa trải dài khắp các tỉnh thành trong nước và phát triển mạnh mẽ ở các khu vực lân cận cũng như trên toàn thế giới. Vải organza đã được biết đến nhiều hơn, có nhiều nhà máy sản xuất hơn và phân phối cho phần lớn là công ty may mặc.

Đến khi vải organza phổ biến với các nước phương Tây thì họ áp dụng công nghệ may dệt mới để thay thế nguyên liệu từ tơ lụa thành nylon và polyester. Bản chất khi thay đổi nguyên liệu, vải organza vẫn giữa được đặc tính mềm mịn, mỏng mát và có độ co giãn tốt nên được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay.

vải organza

Vải organza

II. Quy trình sản xuất vải organza

1. Trùng hợp sợi vải organza

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vải organza là vải gì thì Maison Online gửi đến bạn quy trình sản xuất vải với các công đoạn, bước thực hiện khác nhau. Bước đầu tiên mà bạn cần biết là trùng hợp sợi vải organza.

Dù cho có nguyên liệu khác nhau như tơ lụa, tơ tằm hay nylon và polyester thì cũng sẽ phải tạo monome bằng chất dime phản ứng trong môi trường có nhiệt độ từ 150 - 200 độ C. Ngay sau khi chất được xúc tác với axit terephtalic ở nhiệt độ lớn hơn từ 270 - 280 độ thì sẽ trùng hợp sợi vải và tạo ra vải organza.

2. Làm khô sợi organza

Đến với bước làm khô sợi vải organza thì chỉ cần cho vào máy làm lạnh và mát cát để vải được mềm mịn, khô hơn và có độ bền tốt. Các sợi lúc này sẽ tạo thành hình xoắn vì có sự liên kết với nhau nên cần áp dụng công nghệ của máy móc để cho ra tơ khô.

3. Kéo sợi vải

Khi đã làm khô sợi organza thì đến bước này các sợi đã có độ mịn nhất định thì được đem đi nung nóng và tiếp tục quy trình ép sợi. Mật độ kim phun dựa trên kích thước của sợi sẽ quyết định kết cầu và hình dạng của vải. Trong trường hợp muốn nhuộm màu dễ hơn hoặc tăng khả năng tĩnh điên thì có thể cho thêm các hợp chất hoá học có liên quan trong bước này.

4. Kéo căng sợi organza

Các sợi vải tiếp tục được kéo căng dài hơn để tạo độ mỏng tốt cũng như có độ mềm mại. Độ dài rộng của sản phẩm sẽ được xác định tùy theo các đơn vị sản xuất.

5. Cuộn sợi Organza

Sau khi tiến hành hết các bước trên thì tới bước cuối chỉ cần cuộn sợi organza thành nhiều cuộn lớn và đem dệt thành vải. 

Quy trình sản xuất vải organza

Quy trình sản xuất vải organza

III. Ưu nhược điểm của vải tơ organza

1. Ưu điểm

Ưu điểm của vải tơ organza có thể kể đến như có độ bền tốt, khi di chuyển, mặc lên người không bị nhăn hoặc bị móc sợi ảnh hưởng kiểu dáng áo. Ngoài ra khi giặt bằng máy cũng không có dấu hiệu co lên hay bị nhăn mà luôn giữ chuẩn form. 

Đồng thời sản phẩm từ vải tơ organza sẽ có độ bóng lấp lánh, tạo sự nổi bật cuốn hút và phù hợp để diện trang phục đến các bữa tiệc, cuộc vui cùng bạn bè.

Màu sắc có thể mix đa dạng tuỳ vào xu hướng thời trang nên bạn không cần lo item trang phục từ vải organza có thể bị lỗi mốt hay hết thời.

Ưu điểm nổi bật của vải organza

Ưu điểm nổi bật của vải organza 

2. Nhược điểm

Nhược điểm của vải tơ organza là có mức giá đắt đỏ cho các mẫu vải tự nhiên được làm từ lụa, tơ tằm. Phần vải mỏng dễ nhìn xuyên thấu nên cần phải mặc thêm lớp lót bên trong hoặc chỉ sử dụng làm áo khoác mỏng. Phần giữ nhiệt khá yếu nên không thích hợp mặc trong mùa đông.

IV. Phân loại vải organza trên thị trường

1. Vải Organza tổng hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất vải organza khiến cho nhiều khách hàng không phân biệt được và thắc mắc vải organza là vải gì. Thực tế trên thị trường hiện nay có chủ yếu là 5 loại vải với đặc tính và công dụng khác nhau dựa trên tỉ lệ kết hợp các nguyên liệu. Loại vải đầu tiên là vải organza tổng hợp với thành phần chủ yếu là polyester với mức giá thành mua bình dân. Vì là vải tổng hợp nên sẽ không có độ bóng cao và khó tạo độ thoáng mát khi mặc.

Vải Organza tổng hợp

Vải Organza tổng hợp

2. Vải organza crystal

Vải organza crystal sẽ có độ bóng cao hơn, có form đứng, cứng cáp hơn nên sẽ phù hợp để may váy cưới hoặc các sản phẩm yêu cầu về kiểu dáng form chuẩn.

Vải organza crystal

Vải organza crystal

3. Vải organza mirror

Vải organza mirror hay còn biết đến là vải gương vẫn sẽ chủ yếu được làm từ polyester nhưng sẽ được thêm các hợp chất hoá học để tăng độ bóng và tạo độ phản chiếu ánh sáng tốt.

Vải organza mirror

Vải organza mirror

4. Vải organza satin

Vải organza satin sẽ có giá thành “nhỉnh" hơn chút với thành phần chủ yếu được làm từ vải organza tự nhiên kết hợp cùng vải satin sáng bóng, có độ mềm mịn cao.

Vải organza satin

Vải organza satin

5. Vải Organza spark

Cuối cùng là loại vải organza spark với khả năng bắt sáng tốt, khi chiếu xuống đèn sẽ tạo hiệu ứng lấp lánh thu hút, sang trọng.

Vải Organza spark

Vải Organza spark

V. Ứng dụng của vải organza trong đời sống

1. May váy cưới

Hiện nay vải organza được ứng dụng phổ biến trong đời sống và điển hình là may váy cưới. Những mẫu váy cưới có phần tay bồng may từ chất vải organza tạo nét thanh lịch, lộng lẫy và không kém phần tinh tế, nữ tính. 

Vải organza dùng để may váy cưới đẹp, thanh lịch

Vải organza dùng để may váy cưới đẹp, thanh lịch

2. May nhiều loại trang phục

Ngoài váy cưới thì nhiều nhãn hàng thời trang nữ nổi tiếng như GIGI, PINKO, MAX&Co. cũng ứng dụng chất liệu này để may trang phục hàng ngày như áo sơ mi thanh lịch, váy đầm dạ hội lung linh.

Áo sơ mi chất Organza cực sang chảnh

Áo sơ mi chất Organza cực sang chảnh

3. Một số ứng dụng khác

Ngoài may mặc trang phục và may váy cưới thì vải organza là chất liệu để may rèm cửa 2 lớp cũng như là món phụ kiện hay ho như nơ, cài tóc, ruy băng gói quà, chụp chao đèn,... giúp tăng thêm sự nổi bật, lấp lánh hơn.

VI. Chi tiết cách giặt và bảo quản đồ từ vải organza

1. Cách giặt quần áo vải organza

Cách giặt quần áo vải organza sẽ không bắt buộc phải giặt tay hoàn toàn mà có thể giặt máy bình thường. Tuy nhiên để quần áo không bị mất form hoặc rách thì Maison Online vẫn khuyến khích giặt tay với nước ấm 40 độ C hoặc nước lạnh. Trong trường hợp bạn không có thời gian thì có thể chọn giặt khô để trang phục có độ bền tốt nhất.

2. Cách bảo quản vải organza

Để bảo quản vải organza nên chuẩn bị túi đựng riêng để bảo quản tốt nhất, ngoài ra hạn chế va chạm với những đồ vật sắc nhọn. Dù đặc tính không nhăn nên có thể gấp lại và cất trong tủ đồ, nhưng không nên để quá nhiều đồ đè nặng lâu.

VII. Vì sao lụa lại được các cô nàng ưa chuộng đến vậy?

1. Trang phục lụa Organza cực sang trọng

Áo lụa organza - hay còn được gọi là áo sơ mi xuyên thấu hiện đang được các cô nàng ưa chuộng với kiểu cách sang trọng, thể hiện phong cách thời thượng, tinh tế và quý phái. Bạn có thể ưu tiên chọn các mẫu áo có màu trung tính như trắng, đen, xám hoặc tone màu ấm như be sữa, nâu vàng,... với dáng áo tay bồng nổi bật, thu hút.

Váy nữ organza sang trọng, nổi bật

Váy nữ organza sang trọng, nổi bật 

2. Có thể kết hợp cùng nhiều phong cách trang phục khác nhau

Đồng thời với chất vải mềm mịn, đứng form sang chảnh có thể giúp các nàng kết hợp cùng nhiều phong cách khác nhau giúp tôn vóc dáng, dễ phối mix đồ. Maison Online gợi ý đến phối cùng chân váy chữ A denim của MLB năng động, cá tính hay trẻ trung, dịu dàng với chân váy lưng cao GIGI. 

Dù bạn phối kết hợp với trang phục này cũng sẽ tạo nét độc đáo và đa dạng nên đừng ngần ngại mix -match thể hiện phong cách thời trang của mình.

VIII. Giải đáp tất tần tật những câu hỏi về vải organza là vải gì

1. Vải Organza giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm mua về vải organza với nhiều mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng, kích thước và chất liệu sản phẩm. Nếu là vải organza tự nhiên được làm từ tơ lụa, tơ tằm thì sẽ có mức giá tương đối cao còn với vải organza nhân tạo thì sẽ có giá bình dân từ 100.000 đồng cho một mét vải.

2. Vải Organza mua ở đâu?

Để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể lựa chọn mua vải organza ở các chợ đầu mối. Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm hoặc chưa nắm rõ vải organza là vải gì thì các cửa hàng tại đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn. 

Ngoài các chợ đầu mối thì như chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành,... thì bạn có thể tìm mua tại nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm may mặc để được tư vấn lựa chọn mẫu phù hợp nhất.

3. Vải Organza có là được không?

Với đặc tính không nhăn thì thực tế bạn không cần quá lo lắng về việc sản phẩm áo quần có thể bị nhăn khi gấp hay giặt. Nhưng nếu trong trường bạn muốn là thì vẫn có thể sử dụng bàn là hơi nước với nhiệt độ thấp để là vải organza.

4. Làm mềm vải organza như thế nào?

Cách để làm mềm vải organza đơn giản là sử dụng nước xả vải hoặc xà phòng. Các sản phẩm này sẽ giúp chất vải organza được co giãn mềm hơn và nên phơi trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Vải Organza giá bao nhiêu?

Vải Organza giá bao nhiêu?

Trên đây là một số thông tin mà Maison Online đã tổng hợp về vải organza là vải gì. Mong rằng bạn đã có thêm nội dung hữu ích và lựa chọn được mẫu áo phù hợp với mình nhất!

loading Loading...
close
Loading...
Loading...